16/12/2020 01:41

3 thói quen uống nước nhiều người mắc phải, không chỉ hại thận mà còn khiến tim suy yếu

Uống nước sai cách có thể ảnh hưởng rất lớn đến cơ quan nội tạng. Dưới đây là một vài thói quen uống nước gây hại cho cơ thể bạn cần tránh.

Thói quen uống nước gây hại cho cơ thể

1. Chỉ uống nước khi thấy khát

Nhiều người có thói quen, chỉ khi cơ thể cảm thấy rất khát mới uống nước. Khi cơ thể cảm thấy khát, uống nước lúc này vẫn khiến cơ thể thiếu nước, thận ở trạng thái phụ tải cao, thời gian dài sẽ dẫn đến suy giảm chức năng thận.

Ngoài ra, việc thiếu nước sẽ làm tăng độ nhớt của máu, dễ dẫn đến tắc nghẽn nguồn cung cấp máu cho tim. Sau khi máu dính đặc, máu cục bộ không thể cung cấp kịp thời, có thể dẫn đến suy giảm chức năng tim, điều này không tốt cho sức khỏe tim mạch. Do đó, để duy trì một trái tim khỏe mạnh, uống nước đúng cách chính là chìa khóa, đừng đợi đến khi cơ thể quá khát mới uống nước.

3 thói quen uống nước nhiều người mắc phải, không chỉ hại thận mà còn khiến tim suy yếu

2. Uống nhiều nước cùng một lúc

Rất nhiều người có thói quen uống ngụm nước to hoặc một lần uống lượng nước lớn, nếu thời gian ngắn uống quá nhiều nước, ngược lại sẽ gây bất lợi cho sức khỏe, bởi uống quá nhiều nước cùng lúc có thể khiến các thế bào bị ngộ độc nước. Hơn nữa sau khi uống nhiều nước, có thể làm tăng lưu lượng máu, gây gánh nặng cho tim, tiêu thụ oxy cơ tim tăng nhanh chóng, và tăng nguy cơ gây suy tim cho bạn.

Đặc biệt, nếu bạn uống nước lạnh, vấn đề thậm chí còn nghiêm trọng hơn. Nếu một người có chức năng tim không tốt, dưới sự kích thích của lượng lớn nước lạnh sẽ làm tăng nhịp tim và tăng mức tiêu thụ oxy của tim, có thể gây đau nhức tim, đột quỵ nguy hiểm tính mạng.

3. Uống quá nhiều nước trước khi đi ngủ

Nhiều người có thói quen uống lượng nước lớn trước khi đi ngủ, điều này có thể gây tổn thương chức năng tim. Uống nước cũng nên lựa chọn thời gian thích hợp. Uống quá nhiều nước trước khi đi ngủ rất dễ làm tăng gánh nặng cho thận, đi tiểu nhiều lần vào ban đêm, cản trở chất lượng giấc ngủ, đồng thời cũng làm tăng gánh nặng cho tim. Uống nhiều nước trước khi đi ngủ khiến cơ thể luôn ở trạng thái lưu thông, không được nghỉ ngơi, có thể dẫn đến các cơ quan trong cơ thể bị tổn thương.

Uống nước như thế nào mới tốt?

Uống một ly nước sau khi thức dậy vào buổi sáng

Sau một đêm ngủ, cơ thể con người đã bắt đầu thiếu nước, vì vậy mọi người có thể uống 100 - 250ml nước sau khi thức dậy, có thể giúp thận và gan giải độc và tăng cường chức năng tiêu hóa.

Đặc biệt, những người mắc bệnh tim và người già trên 50 tuổi nếu duy trì thói quen uống nước vào buổi sáng có thể giúp ngăn ngừa hoặc giảm bệnh tim do tăng độ nhớt của máu.

Uống một cốc nước muối buổi sáng để giải độc và nhuận tràng:

Đối với những người bị thiếu hụt và rối loạn chức năng tiêu hóa, uống một cốc nước muối nhẹ mỗi sáng thực sự có thể giúp nhuận tràng. Tuy nhiên, không phải ai cũng thích hợp sử dụng muối để chăm sóc sức khỏe:

- Người già và yếu: Theo lý thuyết của y học cổ truyền Trung Quốc, những người bị cảm lạnh và cơ thể người già không thích hợp để uống nước muối. Cơ thể già và yếu ở đây đề cập đến sự thiếu hụt âm dương, tay chân không ấm và thường sợ lạnh. Kể cả những người trẻ tuổi thích uống đồ uống nóng và có các triệu chứng thiếu dương như ớn lạnh và cảm lạnh cũng không nên uống nước muối.

- Người mắc bệnh huyết áp cao: Bệnh nhân bị huyết áp cao, tiểu đường... không nên uống nước muối nhẹ vào buổi sáng. Lý do là vào buổi sáng, uống nước muối rất dễ gây mất nước tăng trương lực, và làm nặng thêm nồng độ trong máu, dẫn đến tăng huyết áp.

Theo: Nguồn xahoi.com.vn

Tags:

Uống nước sai cách

chăm sóc sức khỏe

thói quen gây hại

Tin cùng chuyên mục

Nghệ sĩ Việt khoe gia đình quân nhân, nhiều người là đại tá

Cô viết: "50 năm thống nhất đất nước – là dịp để Chi nhìn lại và biết ơn những thế hệ trong gia đình đã khoác lên mình màu áo lính. Từ những người đi qua chiến tranh đến những người tiếp nối thời bình – vẫn chung một sứ mệnh."


Đại học Thanh Hoa ghi danh nữ sinh Việt, thành tích khủng

ĐH Thanh Hoa là trường đại học Top 1 Trung Quốc, đứng thứ 12 trong bảng xếp hạng đại học tốt nhất thế giới. Để có thể cạnh tranh với các học sinh của đất nước tỷ dân, giành một xuất học không phải điều dễ dàng.


Gia thế của Trang Pháp: Ông ngoại từng đàm phán tại Hội nghị Paris

Trang Pháp (sinh năm 1989) tên thật là Nguyễn Thùy Trang, tốt nghiệp Đại học Lyon 2 (Pháp) chuyên ngành kinh tế. Cô nói được tiếng Anh, tiếng Pháp và tiếng Tây Ban Nha, học đàn và viết nhạc từ năm 10 tuổi.



Sau bữa nhậu ốc đêm khuya, bạn trai tôi bỗng dưng biến thành em rể

Chỉ vỏn vẹn 2 tháng ngắn ngủi, tôi đã được "thăng chức" từ bạn gái cũ lên... chị vợ.


Đi rêu rao khắp nơi là tôi ăn bám chồng, anh rể sốc khi thấy tôi lái xe tiền tỷ đến trường đón con

Đi rêu rao khắp nơi là tôi ăn bám chồng, anh rể sốc khi thấy tôi lái xe tiền tỷ đến trường đón con


Tôi đánh ghen với nhiều gái đẹp bên chồng, hóa ra 'tiểu tam' lại là đàn ông

Tôi đánh ghen với nhiều gái đẹp bên chồng, hóa ra 'tiểu tam' lại là đàn ông