5 phút đen tối của FLC và cú 'quay xe' bất ngờ của đại gia Trịnh Văn Quyết
Từ mức tím trần, cổ phiếu FLC đột ngột giảm sàn khiến cho các nhà đầu tư bán tháo.
Trong phiên giao dịch ngày 10/1 vừa qua, ông Trịnh Văn Quyết, Chủ tịch HĐQT Công ty CP Tập đoàn FLC đã bán một lượng lớn cổ phiếu khiến mã FLC lập kỷ lục giao dịch 135 triệu cổ phiếu trong 1 phiên, chiếm gần 20% lượng cổ phiếu lưu hành.
Lượng cổ phiếu này cao gấp 4-5 lần trung bình những phiên giao dịch trước đó (khoảng 30 triệu đơn vị/phiên) và tương đương 19% lượng cổ phiếu đang lưu hành của công ty. Trong đó, số cổ phiếu ông Quyết đã bán là 74,8 triệu cổ phiếu, chiếm hơn 55% tổng khối lượng giao dịch khớp lệnh của cổ phiếu này.
Trong phiên giao dịch này, FLC đã có phiên tăng trần. Tuy nhiên, chỉ trong vòng 5 phút, mã này đã rơi thẳng từ 24.100 đồng/cổ phiếu xuống còn 21.000 đồng/cổ phiếu. Nhà đầu tư ồ ạt bán tháo cổ phiếu này khiến cho chốt phiên FLC ở mức 21.150, giảm 6,2% giá trị so với phiên trước đó.
Nếu tính theo giá đóng cửa phiên 10/1 của cổ phiếu FLC ở mức 21.150 đồng/đơn vị, giao dịch bán chui kể trên đã mang về cho ông Quyết gần 1.600 tỷ đồng.
Cũng trong ngày 10/1, website của Tập đoàn FLC đăng tải thông tin Chủ tịch Trịnh Văn Quyết đăng ký bán 175 triệu cổ phiếu của FLC trong thời gian từ ngày 10/1 đến ngày 17/1. Tỷ lệ sở hữu của ông Quyết tại FLC giảm từ 30,34% xuống chỉ còn 5,7%.
Văn bản được công bố trên website của Tập đoàn FLC về việc ông Trịnh Văn Quyếtđăng kí bán 175 triệu cổ phiếu FLC. Ảnh chụp màn hình
Trước thông tin này, chiều cùng ngày, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cũng đã có công bố thông tin về việc giao dịch 74,8 triệu cổ phiếu FLC mà không báo cáo, không công bố thông tin của ông Trịnh Văn Quyết.
Ủy ban Chứng khoán cho biết hành động này đã vi phạm việc công bố thông tin trên thị trường chứng khoán theo khoản 1 Điều 33 Thông tư số 96/2020/TT-BTC ngày 16/11/2020 của Bộ trưởng Tài chính. Hiện Ủy ban Chứng khoán đang phối hợp với các cơ quan liên quan để xem xét xử lý vi phạm của ông Trịnh Văn Quyết theo quy định.
Biến động giá cổ phiếu FLC trong phiên ngày 10/1.
Trước đó, trong thông báo đầu tiên, giao dịch cổ phiếu FLC của người nội bộ là ông Trịnh Văn Quyết gửi Ủy ban Chứng khoán Nhà nước và HOSE đề ngày 5/1/2022, ông Trịnh Văn Quyết – Chủ tịch Hội đồng quản trị FLC đăng ký bán 175 triệu cổ phiếu, giá trị giao dịch dự kiến theo mệnh giá là 1.750 tỷ đồng. Thời gian giao dịch dự kiến từ 10/1 đến 17/1. Mục đích giao dịch là cơ cấu tài sản. Phương thức giao dịch thỏa thuận và/hoặc khớp lệnh.
Tuy nhiên, sau đó Tập đoàn FLC đã có văn bản mới ra ngày 10/1 thay cho văn bản cũ ngày 5/1 báo cáo lên Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước, Sở Giao dịch Chứng khoán TP HCM (HOSE) về giao dịch nội bộ của Chủ tịch Tập đoàn FLC Trịnh Văn Quyết. Trong văn bản này, ngày dự kiến giao dịch được đổi sang 14/1/2022 đến ngày 11/2/2022.
Đồng thời, văn bản này Tập đoàn FLC gửi cơ quan chức năng ngày 5/1 được sửa thành 10/1. "Thông báo này thay thế cho Thông báo giao dịch cổ phiếu của người nội bộ ngày 05/01/2022", thông báo của ông Trịnh Văn Quyết ghi.
Cú "quay xe" về việc công bố giao dịch này nhiều khả năng để hợp thức hoá việc giao dịch. Trước đó, cuối năm 2017, ông Quyết từng bị Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (SSC) xử phạt vi phạm hành chính do "bán chui" 57 triệu cổ phiếu FLC nhưng không báo cáo trước. Ước tính theo giá thị trường, thương vụ này ông Quyết có thể đã thu về ít nhất 400 tỷ đồng, tuy nhiên, số tiền bị phạt chỉ 65 triệu đồng.
Theo: xahoi.com.vn
Tin cùng chuyên mục
Nghệ sĩ Việt khoe gia đình quân nhân, nhiều người là đại tá
Cô viết: "50 năm thống nhất đất nước – là dịp để Chi nhìn lại và biết ơn những thế hệ trong gia đình đã khoác lên mình màu áo lính. Từ những người đi qua chiến tranh đến những người tiếp nối thời bình – vẫn chung một sứ mệnh."
Đại học Thanh Hoa ghi danh nữ sinh Việt, thành tích khủng
ĐH Thanh Hoa là trường đại học Top 1 Trung Quốc, đứng thứ 12 trong bảng xếp hạng đại học tốt nhất thế giới. Để có thể cạnh tranh với các học sinh của đất nước tỷ dân, giành một xuất học không phải điều dễ dàng.
Gia thế của Trang Pháp: Ông ngoại từng đàm phán tại Hội nghị Paris
Trang Pháp (sinh năm 1989) tên thật là Nguyễn Thùy Trang, tốt nghiệp Đại học Lyon 2 (Pháp) chuyên ngành kinh tế. Cô nói được tiếng Anh, tiếng Pháp và tiếng Tây Ban Nha, học đàn và viết nhạc từ năm 10 tuổi.
Sau bữa nhậu ốc đêm khuya, bạn trai tôi bỗng dưng biến thành em rể
Chỉ vỏn vẹn 2 tháng ngắn ngủi, tôi đã được "thăng chức" từ bạn gái cũ lên... chị vợ.
Đi rêu rao khắp nơi là tôi ăn bám chồng, anh rể sốc khi thấy tôi lái xe tiền tỷ đến trường đón con
Đi rêu rao khắp nơi là tôi ăn bám chồng, anh rể sốc khi thấy tôi lái xe tiền tỷ đến trường đón con
Tôi đánh ghen với nhiều gái đẹp bên chồng, hóa ra 'tiểu tam' lại là đàn ông
Tôi đánh ghen với nhiều gái đẹp bên chồng, hóa ra 'tiểu tam' lại là đàn ông