Chia tay 3 năm, chàng trai vẫn đến phá đám cưới người yêu cũ
Dù chia tay nhưng người yêu cũ vẫn đeo bám không ngừng, thậm chí còn tuyên bố sẽ phá đám cưới của cô bằng được.
Vừa qua, một đám cưới diễn ra tại Quý Châu, Trung Quốc đã bị náo loạn bởi sự xuất hiện của người yêu cũ cô dâu.
Trước khi đến với chú rể, cô dâu từng có 3 năm yêu đương với người yêu cũ nhưng vì mâu thuẫn nên đã đường ai nấy đi. Thời gian sau, cô gái trở về quê và lấy chồng theo sự sắp đặt của gia đình.
Tuy nhiên, anh chàng người yêu cũ lại không chấp nhận sự thật này. Anh ta nhiều lần đến nhà cô gái xin quay lại nhưng đều bị cô từ chối. Dù vậy, nam thanh niên vẫn đeo bám không ngừng, thậm chí còn tuyên bố sẽ phá đám cưới của bạn gái cũ bằng được.
Nói là làm, ngày cô gái lên xe hoa về nhà chồng, anh chàng người cũ liền xuất hiện cùng với một nhóm người để chặn xe hoa. Những người này ra sức nhục mạ cô dâu chú rể bằng những lời lẽ hết sức khó nghe.
Thấy hôn lễ bị phá đám, chú rể đã lên tiếng bảo vệ vợ của mình. Đáng chú ý, chú rể nói một câu nhưng lại như "tát" vào bạn trai cũ của vợ. Chú rể lớn tiếng: "Anh không soi gương nhìn lại mình à? Tôi có công việc, có nhà, có xe, anh có mua nổi nhà ở Quý Dương không?".
Câu nói này đã khiến người đàn ông dừng lại hành vi phá hoại của mình. Lúc này, mẹ cô dâu cũng chạy đến khuyên can anh chàng người yêu cũ của con gái.
Cuối cùng, dưới sự thuyết phục của mọi người, người đàn ông đành ngậm ngùi rời đi cùng đám bạn.
Cách chia tay dứt khoát để tốt cho cả hai
"Mặt đối mặt" khi chia tay
Hãy suy nghĩ về việc tại sao bạn lại muốn chia tay với người ấy. Nếu chỉ đơn giản là do bạn khó chịu với các vấn đề của người ấy thì rất nên phải cân nhắc kỹ càng và tập trung vào giải quyết sự khó chịu đó chứ không phải là kết thúc mối quan hệ với người ấy.
Đối diện trực tiếp và thẳng thắn nói ra lời chia tay luôn là điều tiên quyết để kết thúc một cách "nhanh - gọn - lẹ". Sẽ có rất nhiều người cảm thấy khó khăn trong việc "mặt đối mặt".
Do đó, bạn cần có chút mạnh mẽ và dũng khí để làm điều này. Dù mối quan hệ của bạn đủ lâu và sâu đậm hay chỉ vừa mới bắt đầu thông qua mạng xã hội, nhóm bạn… khi bạn cảm thấy không thể hòa hợp hay cứu vãn thêm, đừng ngần ngại đối diện với người ấy và bảy tỏ quan điểm.
Ảnh minh họa: shutterstock
Nên chia tay một cách bình tĩnh
Thay vì kết thúc một mối quan hệ đột ngột, bạn có thể nói những lời ẩn ý như: "Chúng ta cần nói chuyện", người ấy của bạn ngay lập tức sẽ đoán biết lờ mờ những gì đang xảy ra và đó không phải là một điều xấu.
Nói chung, bạn cần học cách tiếp cận và ý thức giải quyết sự việc một cách bình tĩnh. Hãy trò chuyện thật bình thường với đối tác của bạn và để cho họ biết rằng bạn đã quyết định kết thúc mối quan hệ giữa 2 người.
Khi đã quyết định kết thúc, hãy thành thật với nhau về lý do một cách chân thành nhất. Lỗi có thể nằm ở một phía hoặc cả hai, bạn vẫn cứ chia sẻ tất cả những gì mình nghĩ và cảm nhận về tình cảm, tư tưởng, định hướng, sự hòa hợp, tình dục… Điều này có thể sẽ gây sốc, mất lòng, nhưng đó là cách duy nhất để đối phương nắm rõ tình hình.
Bước ra khỏi thế giới mạng xã hội của người ấy sau khi chia tay
Mạng xã hội ngày nay rất phổ biến. Nó đã trở thành một kênh giao lưu, kết bạn và ươm mầm cho mối quan hệ tình cảm của rất nhiều cặp đôi.
Khi đã chia tay nhau, bạn không muốn anh/cô ấy nắm bắt thông tin của mình hoặc không muốn tiếp tục duy trì mối quan hệ, hãy hạn chế tối đa kết nối với mạng xã hội của họ, không bình luận, không gửi tin nhắn… Thậm chí, bạn có thể xóa bỏ hẳn trong danh sách bạn bè (friend list).
Giữ khoảng cách nhất định ở bên ngoài
Bạn có thể bước ra khỏi thế giới mạng xã hội của người ấy nhưng khó làm điều này ở thế giới hiện thực. Bởi hai người có thể gặp nhau bất kì lúc nào, ở bất kì đâu. Tất nhiên không loại trừ trường hợp cả hai là hàng xóm của nhau.
Do đó, bạn không nhất thiết phải tránh mặt người cũ. Cả hai vẫn có thể là bạn nếu như đã "dàn xếp" tình cảm ổn thỏa.
Quan trọng nhất chính là việc giữ khoảng cách, không can thiệp vào cuộc sống riêng của nhau và bạn có quyền từ chối lời mời hẹn gặp một cách lịch sự nếu như bạn không thích.
Hủy bỏ tất cả các thông tin mật của nhau
Trong thời gian yêu đương, có thể cả hai đã trao đổi thông tin mật của nhau. Đó có thể là mã pin thẻ ATM, mật khẩu mạng xã hội, tên đăng nhập tài khoản…
Hãy hủy bỏ tất cả các thông tin ấy đồng thời thay đổi tất cả những gì thuộc về mình. Hành động này không những thể hiện sự tôn trọng đối với cô ấy, mà còn bảo đảm an toàn cho dữ liệu cá nhân.
Một mối quan hệ chấm dứt không có nghĩa là kết thúc tất cả. Có thể những cách trên sẽ là "tàn nhẫn" đối với người cũ nhưng dứt khoát trong chia tay sẽ tốt cho cả hai. Dây dưa và níu kéo trong vô vọng chỉ khiến đôi bên thêm mệt mỏi.
Tags:người yêu
người yêu cũ
đám cưới
hôn nhân
Tin cùng chuyên mục