Đà Nẵng giải thể 'bệnh viện dã chiến không bệnh nhân'
TTO - Sau gần 2 tháng không có bệnh nhân COVID-19 nào phải điều trị, chính quyền TP Đà Nẵng quyết định giải thể Bệnh viện dã chiến tại Cung thể thao Tiên Sơn. Từ khi được thành lập, bệnh viện này chưa điều trị cho bệnh nhân nào.
Toàn cảnh bệnh viện dã chiến ở Tiên Sơn. Bệnh viện này được giải thể sau hơn 2 tháng Đà Nẵng không có ca mắc COVID-19 mới - Ảnh: TRƯỜNG TRUNG
Bệnh viện dã chiến tại Cung thể thao Tiên Sơn được thành lập vào tháng 8-2020 để giúp Đà Nẵng ứng phó với số ca nhiễm COVID-19 tăng nhanh. Vào thời điểm đó, có ngày địa phương này ghi nhận tới 50 ca mắc với số lượng bệnh nhân phải điều trị hơn 300 người.
Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 phải thành lập Bệnh viện dã chiến trực thuộc Sở Y tế tại Cung Thể thao Tiên Sơn để thu dung điều trị bệnh nhân COVID-19.
Đây là cơ sở 2 của Bệnh viện Đà Nẵng, được thành lập có quy mô 300 giường trong giai đoạn 1 và có thể mở rộng. Đà Nẵng đã chuẩn bị nhân lực và lực lượng tình nguyện viên lên tới 500 người để sẵn sàng đối phó tình huống nguy cấp.Tuy nhiên Đà Nẵng đã khống chế được dịch nên bệnh viện này chưa hề tiếp nhận một bệnh nhân nào cả.Trong đợt dịch bùng phát lần thứ 2 tại Đà Nẵng vừa qua, Bệnh viện dã chiến Hòa Vang và Bệnh viện Phổi là 2 nơi điều trị chính cho các bệnh nhân mắc COVID-19, trong đó Bệnh viện Phổi đảm nhiệm điều trị các ca mắc có bệnh nền nặng, Bệnh viện dã chiến Hòa Vang điều trị các ca mắc có bệnh nền phải chạy thận.Còn bệnh viện dã chiến tại Cung thể thao Tiên Sơn được dự phòng trong trường hợp số ca tăng nhanh sẽ điều trị các bệnh nhân nhẹ ở đây.
Bệnh nhân mắc COVID-19 cuối cùng ở Đà Nẵng được xuất viện trong ngày 23-9.
Hướng dẫn nhân lực phục vụ cho bệnh viện dã chiến Tiên Sơn - Ảnh: TRƯỜNG TRUNG
Tình nguyện viên chống dịch COVID-19: Vào hiểm nguy tìm 'bài học lịch sử'
TTO - Hơn 200 tình nguyện viên đến từ 4 trường ĐH có đào tạo ngành y - dược trên địa bàn TP Đà Nẵng đăng ký làm việc lâu dài tại Bệnh viện dã chiến Tiên Sơn, vừa góp một tay chống dịch, vừa mong nhận lại những bài học quý giá cho nghề nghiệp.
TRƯỜNG TRUNG
Theo: tuoitre.vn
Tags:bệnh viện dã chiến;TP Đà Nẵng;Tiên Sơn;covid-19;giải thể
Tin cùng chuyên mục
Nghệ sĩ Việt khoe gia đình quân nhân, nhiều người là đại tá
Cô viết: "50 năm thống nhất đất nước – là dịp để Chi nhìn lại và biết ơn những thế hệ trong gia đình đã khoác lên mình màu áo lính. Từ những người đi qua chiến tranh đến những người tiếp nối thời bình – vẫn chung một sứ mệnh."
Đại học Thanh Hoa ghi danh nữ sinh Việt, thành tích khủng
ĐH Thanh Hoa là trường đại học Top 1 Trung Quốc, đứng thứ 12 trong bảng xếp hạng đại học tốt nhất thế giới. Để có thể cạnh tranh với các học sinh của đất nước tỷ dân, giành một xuất học không phải điều dễ dàng.
Gia thế của Trang Pháp: Ông ngoại từng đàm phán tại Hội nghị Paris
Trang Pháp (sinh năm 1989) tên thật là Nguyễn Thùy Trang, tốt nghiệp Đại học Lyon 2 (Pháp) chuyên ngành kinh tế. Cô nói được tiếng Anh, tiếng Pháp và tiếng Tây Ban Nha, học đàn và viết nhạc từ năm 10 tuổi.
Sau bữa nhậu ốc đêm khuya, bạn trai tôi bỗng dưng biến thành em rể
Chỉ vỏn vẹn 2 tháng ngắn ngủi, tôi đã được "thăng chức" từ bạn gái cũ lên... chị vợ.
Đi rêu rao khắp nơi là tôi ăn bám chồng, anh rể sốc khi thấy tôi lái xe tiền tỷ đến trường đón con
Đi rêu rao khắp nơi là tôi ăn bám chồng, anh rể sốc khi thấy tôi lái xe tiền tỷ đến trường đón con
Tôi đánh ghen với nhiều gái đẹp bên chồng, hóa ra 'tiểu tam' lại là đàn ông
Tôi đánh ghen với nhiều gái đẹp bên chồng, hóa ra 'tiểu tam' lại là đàn ông