Đề nghị cho phép xã hội hóa để hồi hương ấn Hoàng đế chi bảo
Ngày 7/11, ông Phan Thanh Hải, Giám đốc sở Văn hóa - Thể thao Thừa Thiên Huế, cho hay Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Phương vừa ký văn bản gửi Thủ tướng Chính phủ đề nghị đồng ý chủ trương cho phép xã hội hóa để hồi hương ấn "Hoàng đế chi bảo".
Ấn "Hoàng đế chi bảo" được hãng đấu giá Millon của Pháp rao thông tin đưa ra đấu giá. (Ảnh: Millon)
Ấn "Hoàng đế chi bảo" là chiếc ấn được hãng đấu giá Millon của Pháp rao thông tin đấu giá trên chính trang web của hãng, với mức giá khởi điểm từ 2 đến 3 triệu Euro (khoảng 49-73 tỷ đồng).
Thông tin này ngay lập tức nhận được sự quan tâm của các cơ quan chức năng, giới nghiên cứu, sưu tầm cổ vật Việt Nam. Ban đầu, hãng Millon thông báo thời gian đấu giá là vào ngày 31/10. Tuy nhiên, không lâu sau, hãng này đã thông báo hoãn đấu giá, dời đến ngày 10/11.
Theo văn bản gửi Thủ tướng Chính phủ, tỉnh Thừa Thiên Huế đưa ra hai phương thức xã hội hóa để hồi hương ấn "Hoàng đế chi bảo".
Phương thức thứ nhất, huy động nguồn lực xã hội hóa cho Quỹ bảo tồn di sản Huế và sử dụng nguồn lực từ quỹ này để thương lượng với hãng đấu giá Millon nhằm kịp thời mua lại và hồi hương chiếc ấn vàng.
Phương thức hai, vận động mạnh thường quân là tổ chức, cá nhân yêu quý di sản thương lượng, mua lại ấn "Hoàng đế chi bảo" để đưa về nước, góp phần bảo vệ, gìn giữ và phát huy giá trị di sản Quốc gia.
Ngoài ra, tỉnh Thừa Thiên Huế cũng đề nghị Chính phủ cho phép vận động nhà hảo tâm là tổ chức, cá nhân yêu quý di sản thương lượng, mua lại ấn "Hoàng đế chi bảo" để đưa về nước, góp phần bảo vệ, gìn giữ và phát huy giá trị di sản quốc gia.
Theo ông Hải, việc bố trí ngân sách nhà nước để mua lại ấn "Hoàng đế chi bảo" lúc này là việc khó khả thi, trong khi Quỹ bảo tồn di sản Huế vừa được Chính phủ cho phép thành lập có cơ chế hoạt động linh hoạt, có hiệu quả rất cao trong việc huy động các nguồn lực xã hội hóa cho công cuộc bảo vệ, gìn giữ và phát huy giá trị di sản cố đô Huế.
Được biết, trước đó, lãnh đạo Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch và Bộ Ngoại giao đã có thư gửi đến Bộ trưởng Bộ Văn hóa Cộng hòa Pháp và Tổng Giám đốc UNESCO đề nghị can thiệp để hãng đấu giá Millon đưa chiếc ấn "Hoàng đế chi bảo" ra khỏi danh mục đấu giá cổ vật và tạo điều kiện để phía Việt Nam thương lượng và hồi hương ấn "Hoàng đế chi bảo".
Theo: Nguồn dantri.com.vn
Tin cùng chuyên mục
Nghệ sĩ Việt khoe gia đình quân nhân, nhiều người là đại tá
Cô viết: "50 năm thống nhất đất nước – là dịp để Chi nhìn lại và biết ơn những thế hệ trong gia đình đã khoác lên mình màu áo lính. Từ những người đi qua chiến tranh đến những người tiếp nối thời bình – vẫn chung một sứ mệnh."
Đại học Thanh Hoa ghi danh nữ sinh Việt, thành tích khủng
ĐH Thanh Hoa là trường đại học Top 1 Trung Quốc, đứng thứ 12 trong bảng xếp hạng đại học tốt nhất thế giới. Để có thể cạnh tranh với các học sinh của đất nước tỷ dân, giành một xuất học không phải điều dễ dàng.
Gia thế của Trang Pháp: Ông ngoại từng đàm phán tại Hội nghị Paris
Trang Pháp (sinh năm 1989) tên thật là Nguyễn Thùy Trang, tốt nghiệp Đại học Lyon 2 (Pháp) chuyên ngành kinh tế. Cô nói được tiếng Anh, tiếng Pháp và tiếng Tây Ban Nha, học đàn và viết nhạc từ năm 10 tuổi.
Sau bữa nhậu ốc đêm khuya, bạn trai tôi bỗng dưng biến thành em rể
Chỉ vỏn vẹn 2 tháng ngắn ngủi, tôi đã được "thăng chức" từ bạn gái cũ lên... chị vợ.
Đi rêu rao khắp nơi là tôi ăn bám chồng, anh rể sốc khi thấy tôi lái xe tiền tỷ đến trường đón con
Đi rêu rao khắp nơi là tôi ăn bám chồng, anh rể sốc khi thấy tôi lái xe tiền tỷ đến trường đón con
Tôi đánh ghen với nhiều gái đẹp bên chồng, hóa ra 'tiểu tam' lại là đàn ông
Tôi đánh ghen với nhiều gái đẹp bên chồng, hóa ra 'tiểu tam' lại là đàn ông