07/06/2022 16:27

Kpop phớt lờ thị trường Trung Quốc

Nhóm nhạc nam DKB sẽ tổ chức concert tại 6 thành phố của Mỹ, bắt đầu từ New York vào ngày 10/6. Ngày ra mắt của nhóm là 3/2/2020. Sau 800 ngày trở thành ca sĩ, họ có chuyến lưu diễn đầu tiên ở Mỹ. Một nhóm tân binh khác, GHOST9 kết thúc chuyến lưu diễn tại Mỹ vào tháng 1. Nhóm thực hiện được kế hoạch này chỉ 500 ngày sau khi ra mắt.

Thị trường châu Á, trong đó có Trung Quốc từng là mảnh đất màu mỡ của Kpop. Tuy nhiên, giới chuyên gia nhận định cuộc chơi của Kpop đã hoàn toàn thay đổi. Âu Mỹ giờ đây mới là mục tiêu quan trọng nhất của thị trường âm nhạc này. Đặc biệt, trong bài viết của JoongAng Ilbo, chuyên gia chỉ ra Đông Nam Á với Kpop hiện giờ được xem là thị trường nghèo và không có tiềm năng.

Thị trường Mỹ do BTS mở cửa

Nhiều nhóm nhạc ra mắt giữa bối cảnh đại dịch khác của Kpop đang phát triển với tốc độ nhanh chóng, đặc biệt tại Mỹ. Ngoài DKB và GHOST9, 7 nhóm bao gồm CIX, The Boyz, (G)I-DLE, Brave Girls và Golden Child đang thực hiện chuyến lưu diễn đầu tiên tại Mỹ trong năm nay. Brave Girls - nhóm nhạc nổi tiếng nhờ ca khúc Rollin - có chuyến lưu diễn đầu tiên tại Mỹ vào tháng 7.

Theo JoongAng Ilbo, ngày càng có nhiều trường hợp nhắm vào Mỹ và châu Âu, thay vì các nước châu Á như Nhật Bản, Trung Quốc và Đông Nam Á.

Các chuyên gia phân tích giai đoạn thị trường biểu diễn bị đóng băng do Covid-19 là cơ hội để Kpop mở rộng ra thế giới, đặc biệt ở phương Tây. Các fandom đổ vào Kpop nhờ đó lượng người hâm mộ của thị trường âm nhạc này tăng lên nhanh chóng.

Kpop phớt lờ thị trường Trung Quốc

Thành công của BTS giúp Kpop ngày càng được đón nhận tại Mỹ.

Giá vé của buổi biểu diễn Kpop tổ chức tại Frankfurt, Đức trong ngày 14-15/5 có giá 68 euro (khoảng 90.000 won) đến 328 euro (khoảng 440.000 won). Tất cả được bán hết sạch vào ngày đầu tiên mở cửa hệ thống. Các vé thậm chí được giao dịch trên Internet với giá 700 euro (khoảng 940.000 won).

Lee Hyun Ji - một nhà nghiên cứu tại Eugene Investment & Securities - trao đổi với JoongAng Ilbo: “Vài năm trước, Kpop được tiêu thụ như một thể loại âm nhạc phụ, không chính thống. Nhưng lượng hàng hóa của Kpop ở thế giới lẫn phương Tây trong thời gian gần đây đã tăng lên”, Lee Hyun Ji nói.

Tỷ lệ xuất khẩu âm nhạc của Hàn Quốc sang các nước ngoài châu Á cũng tăng lên đáng kể. Theo Cơ quan Hải quan Hàn Quốc, thị phần bán album ở nước ngoài của Mỹ tăng hơn gấp ba lần từ 5,3% trong năm 2017 lên 17,2% vào năm 2021. Trong cùng thời kỳ, tốc độ tăng trưởng trung bình hàng năm của xuất khẩu Mỹ đạt 125%.

BTS đã mở ra cánh cửa cho Kpop vào Mỹ. Trước đó, nhà sản xuất Park Jin Young (JYP), nhóm nhạc Wonder Girls, ca sĩ Lim Jeong Hee… gõ cửa thị trường Mỹ nhưng lần nào cũng thất bại.

Cuối cùng, nhờ BTS, Kpop đạt được những kết quả đáng kể, chẳng hạn được đề cử giải Grammy và lấp đầy khán giả tại một sân khấu lớn. Tuy nhiên, BTS là thần tượng Kpop duy nhất có thể tổ chức các concert ở cấp độ sân vận động (hơn 50.000 đến 70.000 chỗ ngồi) ở Mỹ.

Chưa đạt đến đẳng cấp của BTS nhưng quy mô các buổi biểu diễn tại Mỹ của thần tượng Kpop khác có hơn 5 năm kinh nghiệm đang dần được mở rộng. Hai hoặc ba năm trước, tour diễn của TWICE tại Mỹ chỉ khoảng 10.000 khán giả mỗi đêm nhạc. Nhưng năm nay con số này đã tăng lên hơn 20.000 mỗi concert.

Stray Kids và Seventeen đã biểu diễn trong hội trường có sức chứa hàng nghìn người. Nhưng giờ đây, họ gặp gỡ người hâm mộ tại các địa điểm đẳng cấp hơn với sức chứa từ 10.000 đến 20.000.

Kpop phớt lờ thị trường Trung Quốc

BTS, BlackPink nhiều lần tiến vào bảng xếp hạng Billboard Hot 100.Billboard trở nên quan trọng hơn các bảng xếp hạng âm nhạc trong nước

Khi thị trường Mỹ trở nên quan trọng hơn, các công ty giải trí bắt đầu nảy sinh ý tưởng phát hành album vào thứ 6. Mục đích của việc này là lọt vào bảng xếp hạng Billboard. BTS, BlackPink, TWICE, NCT 127, Seventeen, Stray Kids, TXT... thường phát hành album của họ vào thứ 6.

Tags:

Kpop

Tin cùng chuyên mục