Ngọn núi sử tích bên sông Lam
Hà TĩnhTừng là cứ địa quan trọng trong chiến tranh, núi Cơm đang được định hướng quy hoạch thành công viên, khai thác du lịch.
Núi Cơm còn gọi là Phong Phạn - tên do vua Lê Thánh Tông đặt vào cuối thế kỷ XV khi ngự thuyền trên sông Lam và lên đây vãn cảnh. Núi cao 30 m, hình nón với diện tích đáy hơn 2.600 m2, là mạch của núi Lách ăn ra tận bờ sông Lam, nay thuộc thị trấn Xuân An, huyện Nghi Xuân.
Xa xưa, khu vực này cây cối rậm rạp, có nhiều muông thú sinh sống như khỉ, chồn, cáo, các loài rắn, chim... Ngày nay, núi Cơm kết hợp với hai di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh là bến đò Gia Lách - mố bờ Nam cầu phao Bến Thủy và cây đa Gia Lách, tạo nên một quần thể danh thắng nổi tiếng của Hà Tĩnh.
Núi cơm nằm bên bờ sông Lam, thuộc thị trấn Xuân An, huyện Nghi Xuân. Ảnh: Đức Hùng
Theo sử sách, núi Cơm là chứng tích của nhiều sự kiện lịch sử tại Nghệ Tĩnh (Nghệ An và Hà Tĩnh ngày nay). Ngày quốc tế Lao động 1/5/1930, để hưởng ứng phong trào đấu tranh của công nhân các nhà máy ở Vinh - Bến Thủy, Đảng bộ Hà Tĩnh đã giao nhiệm vụ cho ba đội viên cảm tử của độitự vệ Đỏ là Nguyễn Tiến, Nguyễn Cảnh, Lê Tịnh, bí mật trèo lên đỉnh núi Cơm cắm cờ đỏ búa liềm, rải truyền đơn kêu gọi, cổ vũ hàng chục nghìn người dân vùng lên đấu tranh.
Sáng hôm sau, trên đỉnh núi Cơm, cờ đỏ búa liềm tung bay cổ vũ cho các đoàn công nhân biểu tình, đi vào các nhà máy đòi tiền lương, giảm giờ làm khiến thực dân phong kiến căm tức. Địch sau đó chỉ đạo tay sai trèo lên đỉnh núi hạ cờ xuống, nhưng không ai dám tiến gần ngọn núi vì sợ mai phục. Ba ngày sau, đối phương phải điều đội lính lê dương, mang theo súng ống, đạn dược từ thị xã Hà Tĩnh ra yểm trợ mới hạ được lá cờ.
Trong chiến tranh chống Mỹ, do nằm án ngữ trục đường bộ Bắc Nam và tuyến đường thủy, núi Cơm được chọn làm căn cứ tiền tiêu của lực lượng biên phòng. Ngày 5/8/1964, máy bay Mỹ đánh phá Vinh, bộ đội chủ lực đã phối hợp với dân địa phương đặt một đài quan sát cùng trung đội súng phòng không trên núi. Khi địch ném bom, bộ đội đã bám chốt, chia lửa với quân dân hai bờ sông Lam bảo vệ bến phà, nhà máy, đường phố, góp phần bắn rơi một máy bay Mỹ.
Cột cờ cắm trên đỉnh núi Cơm. Ảnh: Đức Hùng
Từ năm 1964 đến 1973, có ngày khu vực núi Cơm, phà Bến Thủy bị máy bay, tàu chiến của địch đánh phá, quần thảo liên tục. Hàng nghìn tấn bom đạn, hàng trăm quả thủy lôi, pháo sáng đã thả xuống nơi này để chặt đứt đường chi viện của hậu phương miền Bắc cho chiến trường miền Nam.
Để giữ mạch máu giao thông, đảm bảo cho nhiều binh đoàn và những chuyến phà vượt sông Lam an toàn, công binh đã khoét sâu dưới chân núi hệ thống giao thông hào, đào hầm xuyên núi để cất giấu khí tài, xe pháo. Ngoài ra, trên sườn núi, bộ đội còn tạo hầm sâu đặt một ngọn đèn làm hoa tiêu cho phà vượt sông từ bờ Bắc (Nghệ An) sang bờ Nam (Hà Tĩnh) vào ban đêm an toàn.
Về sau, quân dân bắc thêm nhiều cầu phao cạnh chân núi để xe và người vượt sông được nhanh nhằm chi viện chiến trường kịp thời. Tại đây, đội vận chuyển bốc dỡ hàng hóa gồm 70 người mang tên "Thép vượt Lam" đã ra đời. Từ năm 1970 trở đi, lực lượng này đã bốc dỡ, vận chuyển thành công hàng triệu tấn lương thực, thực phẩm, vũ khí đạn dược... để chi viện tiền tuyến, đảm bảo giao thông thông suốt, góp phần giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
Mố bờ nam cầu Bến Thủy, một chứng tích chiến tranh gắn liền với núi Cơm. Ảnh: Đức Hùng
Theo sách Nghi Xuân - Di tích và danh thắng, núi còn gắn với sự tích ông Đùng - người có thân thể to lớn, sức mạnh phi thường, có thể dời non lấp bể. Nhân vật này thời xa xưa từng giúp người dân vùng Kẻ Lau, Kẻ Lách (Nghi Xuân ngày nay) thoát khỏi tai họa của một trận đại hồng thủy. Dân làng về sau đặt tên ngọn núi nhỏ bên sông Lam là núi Cơm để ghi tạc công sức của ông Đùng.
Trải qua biến thiên của thời gian, núi Cơm giờ vắng bóng muông thú, còn lưu một số dấu tích của trung tâm chỉ huy, đài quan sát, trận địa pháo, hầm đạn vũ khí... Phía dưới chân núi có một am thờ để người dân đến dâng hương. Phà Bến Thủy cách chân núi hơn 300 m đã bị phá hủy, hiện còn lại mố và trụ cầu bê tông ở bờ Nam. Hiện nay chính quyền đã xây bờ kè xung quanh khu vực núi hướng ra sông Lam, lắp đặt một số hạng mục chiếu sáng...
Ông Phan Thanh Là, Trưởng phòng Văn hóa thông tin huyện Nghi Xuân, đánh giá hiện núi Cơm cùng hai di tích bến đò Gia Lách - mố bờ Nam cầu phao Bến Thủy và cây đa Gia Lách đang kết nối rời rạc, chưa thành quần thể chung. Nhiều hạng mục nhếch nhác, đất hoang hóa. Đầu tháng 3, huyện đã quy hoạch, hướng tới cải tạo khu vực này giống như công viên để phát triển du lịch, nâng tầm vẻ đẹp của cụm di tích, khi nào bố trí được vốn sẽ thực hiện.
Đức HùngTrở lại Thời sựTrở lại Thời sựChia sẻ ×
Theo: Nguồn vnexpress.net
Tags:Hà Tĩnh
núi Cơm
ngọn núi sử tích bên sông Lam
huyện Nghi Xuân
thị trấn Xuân An
Văn hóa
lịch sử
Dịu mát
Tin cùng chuyên mục
Nghệ sĩ Việt khoe gia đình quân nhân, nhiều người là đại tá
Cô viết: "50 năm thống nhất đất nước – là dịp để Chi nhìn lại và biết ơn những thế hệ trong gia đình đã khoác lên mình màu áo lính. Từ những người đi qua chiến tranh đến những người tiếp nối thời bình – vẫn chung một sứ mệnh."
Đại học Thanh Hoa ghi danh nữ sinh Việt, thành tích khủng
ĐH Thanh Hoa là trường đại học Top 1 Trung Quốc, đứng thứ 12 trong bảng xếp hạng đại học tốt nhất thế giới. Để có thể cạnh tranh với các học sinh của đất nước tỷ dân, giành một xuất học không phải điều dễ dàng.
Gia thế của Trang Pháp: Ông ngoại từng đàm phán tại Hội nghị Paris
Trang Pháp (sinh năm 1989) tên thật là Nguyễn Thùy Trang, tốt nghiệp Đại học Lyon 2 (Pháp) chuyên ngành kinh tế. Cô nói được tiếng Anh, tiếng Pháp và tiếng Tây Ban Nha, học đàn và viết nhạc từ năm 10 tuổi.
Sau bữa nhậu ốc đêm khuya, bạn trai tôi bỗng dưng biến thành em rể
Chỉ vỏn vẹn 2 tháng ngắn ngủi, tôi đã được "thăng chức" từ bạn gái cũ lên... chị vợ.
Đi rêu rao khắp nơi là tôi ăn bám chồng, anh rể sốc khi thấy tôi lái xe tiền tỷ đến trường đón con
Đi rêu rao khắp nơi là tôi ăn bám chồng, anh rể sốc khi thấy tôi lái xe tiền tỷ đến trường đón con
Tôi đánh ghen với nhiều gái đẹp bên chồng, hóa ra 'tiểu tam' lại là đàn ông
Tôi đánh ghen với nhiều gái đẹp bên chồng, hóa ra 'tiểu tam' lại là đàn ông